Dấu hiệu lặp lại
Dấu hiệu lặp lại hướng dẫn chúng ta phải chơi lại đoạn nhạc nào đó trong bài, có thể là 1 lần cũng có thể nhiều lần. Thường thì tất cả các bài hát đều có những đoạn tuy hát lời khác nhưng giai điệu thì giống hệt nhau, ví dụ như bản nhạc “Chị tôi” của nhạc sĩ Trần Tiến hoặc bản nhạc “Vợ ơi anh đã sai rồi” của nhóm Quái vật tí hon.
Như các bạn đã thấy trong hình, dấu lăp lại gồm 2 đường kẻ dọc, 1 đậm và 1 thanh và có 2 dấu chấm ở giữa. Khi thấy dấu hiệu này các bạn biết đoạn nhạc vừa chơi sẽ được chơi lại lần nữa. Thông thường nếu không có ghi chú gì đặc biệt thì bạn chỉ lập lại đoạn nhạc đó 1 lần, xong sẽ chuyển qua phần sau. Nếu có khác biệt, sẽ có ký hiệu “2x”, “3x” được viết bên trên khuông nhạc để biết đoạn nhạc sẽ được chơi lại mấy lần.
Dấu lặp lại theo ô
Khi bạn thấy bản nhạc được viết như thế này, ta sẽ chơi bình thường từ đầu đến khi gặp dấu quay lại, chúng quay lại từ đầu chơi bình thường nhưng sẽ không chơi ô 1 mà chuyển qua ô 2.
Dấu hồi
Khi bản nhạc được viết thế này, chúng ta sẽ chơi bản nhạc bình thường đến khi gặp dấu hồi thứ 2 ta sẽ quay lại dấu hồi thứ 1
Cũng sẽ có 1 số ký hiệu được viết trong bài như sau:
• D.c: Quay lại từ đầu bài và đi tiếp đến hết.
• D.c Al Coda: Quay lại từ đầu bài và đi đến khi gặp dấu Coda (VN, còn nước ngoài thì là To Coda) thì nhảy sang Coda.
• D.c Al Fine: Quay lại từ đầu bài và đi đến hết.
• D.S: Quay lại từ chỗ có dấu hồi và đi đến hết.
• D.S Al Fine: Quay lại từ chỗ có dấu hồi và đi đến hết.
• D.S Al Coda: Quay lại từ chỗ có dấu hồi và đi đến gặp dấu Coda (VN, còn nước ngoài thì là To Coda) thì nhảy sang ô có dấu Coda thứ 2.
Nhờ có các dấu quay lại mà bản nhạc được viết ngắn gọn hơn rất nhiều, điều này sẽ giúp các nhạc sĩ dàn nhạc có thể theo kịp tiến độ bài nhạc mà ko phải bị rối và nó cũng giúp chúng ta hiểu bản nhạc được chơi như thế nào cho chính xác. Như vậy chúng ta đã tìm hiểu khá nhiều về các dấu và ký hiệu quay lại trong bản nhạc, chúc các bạn thành công.