1.NHẠC LÝ CĂN BẢN KHI MUỐN HỌC ĐÀN GUITAR
Các khái niệm âm nhạc:
-Cao độ : Độ cao thấp của âm thanh.
-Cường độ : Độ mạnh nhẹ của âm thanh.
-Trường độ: Độ dài ngắn của âm thanh.
a.Khuôn nhạc hay còn gọi là khuông nhạc
– Khuôn nhạc dùng để biểu diễn các thông tin về bản nhạc (Nhịp, Tông, Nốt nhạc …).
Khuôn nhạc gồm 5 dòng kẻ song song
– Khuông nhạc gồm có 5 dòng kẻ song song (Khuôn nhạc không phải là hình vẽ của đàn guitar) dùng để thể hiện độ cao thấp của nốt nhạc. Giữa các dòng kẻ người ta gọi là khe nhạc. Ngoài 5 dòng kẻ chính còn có các dòng kẻ phụ và khe nhạc phụ dùng để ghi các nốt có âm thanh quá cao hoạc quá thấp.
– Đầu khuôn nhạc có hình của khóa nhạc.
– Đầu khuôn nhạc còn có hình các nốt thăng hoặc giáng gọi là dấu hóa.Dấu hóa cho ta biết tông của bài nhạc.
– Đầu khuôn nhạc còn có ký hiệu của nhịp bài hát. Ký hiệu này cho ta biết số phách và giá trị của phách trong 1 ô nhạc.
– Ngoài ra còn có một số ký hiệu khác mà ta sẽ xem xét sau.
b.Nốt nhạc:
– Có 7 nốt nhạc cơ bản, đó là : Do , Re , Mi , Fa, Sol , La, Si. Người ta thường dùng chữ cái để ký hiệu các nốt nhạc : C=Do, D=Re, E=Mi, F=Fa, G=Sol, A=La, B= Si.
– Các nốt này cơ bản vì chúng là 1 tập hợp có quy luật, những tập hợp nốt cao hơn hoặc thấp hơn cũng từ quy luật đó mà ra.
– Bên cạnh các nốt cơ bản này còn có các nốt cao hơn thấp hơn nốt cơ bản một chút. Các nốt cao hơn 1 chút được gọi là nốt thăng (#), các nốt thấp hơn 1 chút được gọi là nốt giáng (b).
– Vị trí các nốt trên khuôn nhạc:
Vị trí của các nốt trên khuôn nhạc – bài tập đầu tiên cho người mới học đàn
Vị trí nốt nhạc trên khuôn nhạc cho ta biết cao độ của nốt nhạc đó, nốt ở vị trí phía trên có âm cao hơn nốt ở vị trí phía dưới.
– Vị trí các nốt nhạc trên cần đàn:
Quy ước:
+Tên nốt +Vị trí nốt trên khuôn nhạc Ứng với vị trí trên cần đàn
** Ta thấy ngay ,giữa các nốt Do-Re, Re-Mi, Fa-Sol, Sol-La, La-Si đều cách nhau 1 ô trên cần đàn, một ô này người ta gọi là 1 cung, như vậy ta có thể nói các nốt này cách nhau 1 cung, Các nốt Si-Do, Mi-Fa thì ở gần nhau trên cần đàn, do vậy các nốt này cách nhau 1/2 cung. Đó chính là tính chất để làm nên 7 nốt cơ bản.
+Vậy bạn sẽ tự hỏi các ô còn lại là gì. Ví dụ như ô ở giữa ô nốt Fa va Sol chẳng hạn.
Đó chính là nốt Fa thăng (F#)
đồng thời cũng là nốt Sol giáng (Gb)
. Tương tự các ô còn lại cũng thế.
+ Trong một ô nhạc, các nốt còn lại sẽ chịu ảnh hưởng của nốt thăng giáng đầu tiên, nghĩa là các nốt cùng tên với nốt đã có dấu thăng hoặc giang trước đó sẽ được hiểu là nốt thăng hoặc giáng mà không cần phải ký hiệu thăng hoặc giáng. Khi qua ô khác thì dấu nó mới mất hiệu lực. Muốn làm mất hiệu lực của nốt thăng hoặc giáng ngay trông ô, ta dùng dấu bình.
+Dựa theo quy luật đó các bạn sẽ biết nốt các vị trí còn lại trên cần đàn guitar
– Bài tập yêu cầu:
– Yêu cầu các bạn hãy tìm tên nốt ở các vị trí còn lại trên cần đàn theo quy luật nốt nhạc đã nói ở trên (Các nốt nào cách nhau 1 cung, các nốt nào cách nhau 1/2 cung).
– Nhìn vào các khuôn nhạc mẫu và tập đánh (Các bài mẫu bạn có thể mua tập nhạc ở ngoài tiệm sách). Các bạn nên tập cho thật nhiễn việc đánh nốt. Tay chạy càng nhanh càng tốt
c.Hình dạng của nốt nhạc
– Hình dạng nốt nhạc thể hiện khoảng thòi gian ngân của nốt nhạc đó, tức là trường độ của nốt nhạc.
– Nếu dùng nốt đen để làm đơn vị chuẩn để đo thì ta sẽ so sánh như sau .
– Nốt tròn trắng = 4 Nốt đen.
– Nốt trắng = 2 Nốt đen.
– Nốt móc đơn = 1/2 Nốt đen.
– Nốt móc đôi = 1/4 Nốt đen.
– Như vậy: Nốt tròn trắng = 2 lần nốt trắng = 4 lần nốt đen = 8 lần nốt móc đơn…..
– Dấu chấm dôi là một chấm nhỏ đặt phía sau nốt nhạc. Có giá trị bằng 1/2 nốt nhạc đặt trước nó. Khi gặp ký hiệu này. Giá trị thời gian của nốt nhạc được cộng thêm 1/2.
– Nốt lặng là nhưng nốt có giá trị thời gian như các nốt bình thường nhưng không phát ra âm.
c.Ô nhịp và phách:
– Mỗi bản nhạc bao gồm nhiều ô nhịp. Các vạch cắt đọc khuông nhạc phân chia ô nhịp được gọi là vạch nhịp.
– Phách là phần trường độ chia đều trong mỗi ô nhịp.
– Trong 1 khuông nhạc số chỉ nhịp có ký hiệu giông như phân số hoặc chữ C được đặt sau khóa nhạc.
Trong đó tử số cho ta biết số phách trong mỗi ô nhịp. Mẫu số cho ta biết giá trị của mỗi phách so với nốt tròn nốt tròn. Ví dụ nếu mẫu số là 4 thì thì ta lấy nốt tròn chia cho 4 bằng một nốt đen.
* Một số nhịp thông dụng :
+Nhịp Hai-Bốn 2/4:
Tử số là 2 do đó sẽ có 2 phách trong 1 ô nhịp.
Mẫu số là 4 do đó giá trị của mỗi phách là nốt tròn chia cho 4 bằng 1 nốt den.
+Nhịp Ba-Bốn 3/4:
Tử số là 3 do đó sẽ có 3 phách trong 1 ô nhịp
Mẫu số là 4 do đó giá trị của mỗi phách là nốt tròn chia cho 4 bằng 1 nốt den.
+Nhịp Bốn-Bốn 4/4:
Tử số là 4 do đó sẽ có 4 phách trong 1 ô nhịp
Mẫu số là 4 do đó giá trị của mỗi phách là nốt tròn chia cho 4 bằng 1 nốt den.
+Nhịp Hai-Hai 2/2:
Tử số là 2 do đó sẽ có 2 phách trong 1 ô nhịp
Mẫu số là 2 do đó giá trị của mỗi phách là nốt tròn chia cho 2 bằng 1 nốt trắng bằng 2 nốt đen.
Nếu số chỉ nhip được ký hiệu là chữ C thì nó có giá trị bằng chỉ số nhịp 4/4.
Tóm lại quan trọng nhất phần này là bạn phải thuộc tên nốt nhạc và vị trí của nốt nhạc trên cần đàn. Các quy luật thì bạn sẽ tự hiểu trong quá trình tập đánh. Bạn nên luyện tập nhìu về vấn đề nốt, Sao cho tay phải thật lanh lẹ khi chuyển nốt. Khi đã nhuyễn các nốt mời bạn qua phần “Guitar đệm hát” để học cách đệm hát. Chúc các bạn thành công.
II. Hướng Dẫn Học Guitar Đệm Hát
Làm sao để học guitar đệm hát hiệu quả? Mời các bạn đọc bài chia sẻ trên Vietthuong.vn
+ Để có thể đệm hát bạn cần biết hợp âm và điệu nhạc.
a.Hợp âm:
– Hợp âm là tập hợp các âm thanh theo một trật tự nhất định. Hợp âm và điệu nhạc là những yếu tố chính trong vấn đề đệm hát.
– Có rất nhìu hợp âm , ở đây ta chỉ xét các loai cơ bản, thường sử dụng nhiều nhất trong đệm hát.
– Việc áp dụng hợp âm nào để đệm hát còn phụ thuộc vào giọng của ngời hát đó (người ta còn gọi là tông nhạc hay cung nhạc).
– Người ta dùng Chữ cái để ký hiệu cho Hợp âm trưởng. C = Do trưởng, D= Re trưởng, E= Mi trưởng, F=Fa trưởng, G= Sol trưởng, A= La trưởng, B= Si trưởng.
– Chữ cái thêm chữ “m” phía sau người ta gọi là hợp âm thứ. Cm= Do thứ, Dm= Re thứ, Em= Mi thứ,Fm= Fa thứ, Gm= Sol thứ, Am= La thứ, Bm= Si thứ.
– Chữ cái thêm số “7” phía sau người ta gọi là hợp âm bảy . C7= Do bảy, D7= Re bảy, E7= Mi bảy,F7= Fa bảy, G7= Sol bảy, A7= La bảy, B7= Si bảy.
b.Các thế bấm hợp âm căn bản:
Quy ước:
-Trên đây chỉ là những hợp âm căn bản, nếu bạn muốn học thêm nhiều hợp âm khác ,xin mời bạn dơwnload Ebook Hợp âm guitar trong mục lưu trữ
c.Các điệu nhạc cơ bản:
+Tất cả các điệu nhạc được thể hiện dưới hợp âm: Am -> Dm -> E7 -> Am
Điệu Slow:
Điệu Blues:
Điệu SlowRock:
Điệu Valse:
Điệu Fox:
Điệu March:
Điệu Tango:
Điệu SlowSurt:
Điệu RumBa:
Điệu Bolero:
Điệu Chachacha:
Vị trí các nốt và tam giác kì diệu
Chúng ta hãy tự hỏi một cách trung thực: Mình có biết tất cả các nốt trên cần đàn không? Hay là nhiều phần trên đó vẫn còn là điểm sương mù đối với mình? Thực ra có một quy tắc khá dễ dàng mà chúng ta nên thuộc lòng, quy tắc đó chỉ dựa trên 2 tam giác, và với 2 tam giác đó, chúng ta có thể dễ dàng định vị các nốt trên cần đàn.
Hãy xem xét VD sau: xác định nốt F trên cần đàn
Nhìn hình trên bạn dễ dàng nhận ra rằng mỗi tam giác bao gồm 3 dây (bộ ba E-D-E và bộ ba A-G-B). Với cách này bạn sẽ dễ dàng xác định tất cả các vị trí nốt nhạc trong 12 cung đầu tiên. Sau đây là vị trí các nốt F trong 12 cung đầu:
Lưu ý: Từ cung 12 trở lên chu kì lại lập lại như ban đầu. Nếu các nốt rơi vào dây buông, bạn hoàn toàn có thể dùng quy tắc này với sự tưởng tượng ra vị trí các nốt. Trong khi tập luyện, nên tập thật chậm lúc ban đầu, và việc nhớ 2 cái tam giác nhố nhăng kia không hẳn là một điều khó khăn đối với chúng ta.
Nguồn bài: Việt Thương
Pingback: Khám Phá Âm Nhạc: Not Trên Dây Guitar Và Sự Tinh Tế Không Cần Dấu - Newtongroup.com.vn